Thưc hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn năm học 2021 - 2022, ngày 20/08/2021, phòng GDĐT quận Thanh Xuân đã phối hợp cùng với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 2 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bằng hình thức trực tuyến. Ban giám hiệu Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung và giáo viên Mĩ thuật tham dự tập huấn nghiêm túc, đầy đủ tại điểm cầu trực tuyến.
Buổi tập huấn được tổ chức với hơn 600 giáo viên Mĩ thuật từ các điểm trường Tiểu học thành phố Hà Nội với trao đổi của thầy Nguyễn Tuấn Cường, cô Nguyễn Thị Nhung (đồng chủ biên bộ SGK Chân Trời Sáng Tạo).
Thầy Nguyễn Tuấn Cường (Chủ biên bộ sách Mĩ thuật 2 – Chân trời sáng tạo)
chia sẻ vai trò của GV trong hướng dẫn bộ SGK đến với HS
Tiếp nối sự kế thừa phát triển của bộ sách Học Mĩ thuật nhằm PT Năng lực học sinh do Vương quốc Đan Mạch tài trợ, bộ sách Mĩ thuật - Chân trời sáng tạo Lớp 2 đổi mới cho người giáo viên phương pháp dạy học tích cực, hướng đến giáo dục toàn diện học sinh, thích ứng với những yêu cầu của đổi mới giáo dục, thiết kế những giờ học tích cực, đổi mới, đến gần hơn với học sinh và phụ huynh.
SGK Mĩ thuật 2 xây dựng gồm 5 chủ đề, 18 bài. Các chủ đề bao gồm: Đại dương mênh mông, Đường đến trường em, Gia đình nhỏ, Rừng cây nhiệt đới, Đồ chơi thú vị. Sách bao gồm 18 bài.
Điểm mới nổi bật của SGK Mĩ thuật 2 - CTST :
- Nội dung trong các bài học có tính liên kết, hệ thống để hình thành, phát triển năng lực sáng tạo và sáng tạo không ngừng cho HS.
- Nội dung bộ sách được biên soạn dựa trên nguyên tắc lấy yếu tố, nguyên lí tạo hình làm cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động thực hành, sáng tạo và thảo luận thông qua nội dung các bài học được tổ chức theo mô hình nhận thức phù hợp với năng lực nhận thức tâm lí, tình cảm của HS.
- Hoạt động học tập khuyến khích HS sử dụng tất cả các giác quan: nhìn, nghe, xúc giác, vận động, ... Vì vậy đã tác động đến các loại hình trí thông minh của HS nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân.
- Các bài học giúp hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung, năng lực mĩ thuật và các phẩm chất cần đạt cho HS một cách khoa học.
- Hình thức tổ chức học tập đa dạng, linh hoạt, luôn kết nối kiến thức với cuộc sống, tạo hứng thú học tập cho HS.
- Ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi, dễ hiểu và hấp dẫn với HS, thuận tiện cho việc tương tác giữa HS với GV và phụ huynh ở các vùng miền.
Trong buổi tập huấn dưới sự dẫn dắt của thầy Nguyễn Tuấn Cường, các thầy cô từ các điểm trường tự tay thực hiện một số bài học và cùng trao đổi, nhận xét và cùng rút ra cách hướng dẫn cho học sinh đạt kết quả tốt nhất.
Một số hình ảnh các sản phẩm thầy cô thực tiếp trao đổi và thực hiện
Qua buổi tập huấn các giáo viên từ các điểm trường có thêm những kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Bên cạnh đó, mục tiêu chính là hình thành năng lực đặc thù của môn Mĩ thuật được quy định trong Chương trình: Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
Cô giáo Phùng Thị Thư, Trường TH Xuân La
và cô giáo Phạm Thị Hạnh – Trường TH Hoàng Diệu trình bày bài dạy Demo
Các giáo viên đã được xem những giờ dạy minh họa được để nắm rõ hơn quy trình các tiết dạy. Phần thảo luận sau mỗi tiết dạy, những ý kiến băn khoăn, thắc mắc nhằm tìm ra con đường, phương pháp dạy học hiệu quả đều được tất cả các giáo viên chăm chú lắng nghe và trao đổi rất sôi nổi. Với quyết tâm và tinh thần học tập đó, các thầy cô giáo các trường trong địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và trường Tiểu học Thanh Xuân Trung nói riêng sẽ chắc chắn hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học trong năm học mới 2021-2022!