Tham dự chuyên đề có Phó giáo sư- Tiến sĩ Dương Giáng Thiên Hương – đồng Chủ biên sách giáo khoa Công nghệ 4 bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”; nhà giáo Nguyễn Hồng Thúy – Chuyên viên PGD - ĐT cùng đại diện Ban giám hiệu, giáo viên lớp 4 các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân.
Trong tiết học, cô giáo Bùi Thị Diệu Anh đã ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp dạy học tích cực. Để phát triển năng lực của học sinh một cách toàn diện cô đã xây dựng tiết học vui vẻ "học mà chơi, chơi mà học”. Cô giáo đã giúp các em học sinh hiểu cách chơi đồ chơi dân gian an toàn, phù hợp lứa tuổi. Học sinh được trải nghiệm tự tay làm các sản phẩm đồ chơi dân gian từ vật liệu tái chế như đèn lồng (từ vỏ chai, bao lì xì); bộ trống (từ vỏ hộp sữa); chong chóng (làm bằng bìa, bằng cốc giấy hay bằng lá dừa); con trâu (làm từ lá mít); con quay (bằng nắp chai Lavie), … Các em học sinh hào hứng và thích thú khi tham gia chơi các trò chơi sử dụng đồ chơi dân gian. Qua đó bồi dưỡng cho các em niềm tự hào về sự khéo léo, sáng tạo và nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Sau tiết học là phần trao đổi chuyên môn, các giáo viên đã được nghe trực tiếp Phó giáo sư - Tiến sĩ Dương Giáng Thiên Hương trình bày những điểm mới về nội dung, cấu trúc và giải đáp thắc mắc về môn Công nghệ bộ sách Kết nối của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Một số hình ảnh tại tiết chuyên đề:
Cô giáo Bùi Thị Diệu Anh và các bạn học sinh lớp 4A8
Học sinh khởi động với bài hát thật vui
Học sinh tự tin giới thiệu đồ chơi dân gian với các bạn trong lớp
Học sinh tích cực học tập
Học sinh trải nghiệm làm đồ chơi dân gian từ các vật liệu tái chế
Các em học sinh tự tin giới thiệu sản phẩm của mình
Học sinh thích thú xem clip giới thiệu một số đồ chơi dân gian trên thế giới
Các cô giáo và học sinh lớp 4A8 chụp ảnh lưu niệm
Trao đổi, tập huấn chuyên môn sau tiết chuyên đề